Tắm nước lạnh sau khi đi nắng hại sức khỏe thế nào

Tắm nước lạnh ngay sau khi đi nắng về có thể gây sốc nhiệt, cảm lạnh, chuột rút, co thắt phế quản và nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.

Theo BS.CK2 Nguyễn Thị Diễm Hương, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM – Cơ sở 3, vào mùa nắng nóng, nhiều người có thói quen sau khi đi nắng về thích tắm ngay bằng nước lạnh cho mát. Nhưng đây là một thói quen tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Sốc nhiệt

Tắm nước lạnh ngay sau khi đi nắng về có thể gây sốc nhiệt do thân nhiệt hạ đột ngột. Đặc biệt thường xảy ra với người cao tuổi khi khả năng thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ giảm.

Những dấu hiệu nhẹ của việc hạ thân nhiệt bao gồm rùng mình, chóng mặt và đờ đẫn, mệt, buồn nôn, nhịp tim tăng nhanh. Nặng có thể gây hơi thở trở nên chậm và không sâu, nhịp tim chậm xuống và trở nên yếu dần…

Cảm lạnh

Khi cơ thể toát mồ hôi và tỏa nhiệt, tắm nước lạnh ngay lúc này sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, mồ hôi không thoát được ra ngoài dễ gây cảm lạnh.

Chuột rút

Co cơ đột ngột dễ dẫn đến chuột rút (vọp bẻ). Nên đợi ít nhất khoảng 20-30 phút để mồ hôi khô rồi mới tắm.

Trong thời gian này, nên bổ sung nước cho cơ thể liên tục, uống theo từng ngụm và chia đều thời gian uống.

Không nên để quạt hoặc máy lạnh thổi trực tiếp vào cơ thể để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.

Khi tắm, không nên xả nước từ trên đầu xuống mà nên làm ướt vùng chân, tay trước để cơ thể thích nghi dần với sự thay đổi nhiệt độ.

Co thắt phế quản

Hít không khí lạnh khi tắm nước lạnh có thể là yếu tố khởi phát gây co thắt phế quản ở những người có bệnh hen suyễn, gây khó thở, tức ngực.

Nguy cơ gây nhồi máu cơ tim, đột quỵ não

Khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ lạnh đột ngột, các mạch máu sẽ co lại, giảm mất nhiệt, điều này có thể làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ bị vỡ mạch máu, dẫn đến đột quỵ não. Hoặc tăng áp lực lên tim, mất điện giải… dẫn đến nhồi máu cơ tim, đặc biệt ở những người có sẵn các bệnh tim mạch.

Những người thừa cân, béo phì cũng làm tăng áp lực lên tim mạch dẫn đến các bệnh lý liên quan đến xơ vữa động mạch, tăng huyết áp… Người có lối sống ít vận động, tập luyện gặp sự thay đổi đột ngột nhiệt độ cũng gây ra những phản ứng quá mức làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Mỹ Ý

Các tin tức khác:

  • 5 bài tập giúp xương khớp linh hoạt tuổi trung niên

    Đi bộ, đạp xe, bơi lội góp phần tăng sức mạnh cơ bắp, còn các bài tập yoga giúp phái đẹp cải thiện tư thế cũng như sự linh hoạt khi về già. Đi bộ: Bài tập này thường được khuyến khích cho mọi người vì đơn giản, dễ thực hiện. Đi bộ sau bữa ăn…

  • 5 thức uống buổi sáng tăng cường giải độc gan

    Ngoài nước dừa, thức uống làm từ chanh, nghệ, hạt thì là có thể hỗ trợ tăng chức gan, thúc đẩy quá trình giải độc tự nhiên. Gan có vai trò rất quan trọng trong việc lọc độc tố, chuyển hóa dinh dưỡng và hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Theo thời gian, cơ quan…

  • Lưu ý khi đi bộ cho người bệnh gout

    Người bệnh gout nên đi bộ với tốc độ chậm, dùng dụng cụ hỗ trợ để giảm áp lực lên khớp khi đi lại, nghỉ ngơi nếu cơn đau bùng phát. Gout là một dạng viêm khớp xảy ra phổ biến ở khớp ngón chân cái, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các ngón…

  • Bị suy giãn tĩnh mạch có nên đi bộ?

    Mẹ tôi 61 tuổi, suy tĩnh mạch chi dưới độ hai đang điều trị bằng thuốc. Bà nên đi bộ hay hạn chế để tránh bệnh nặng hơn? (Minh Tú, Cần Thơ) Trả lời: Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là tình trạng suy giảm chức năng của tĩnh mạch, giảm khả năng đưa máu…

  • 5 thức uống buổi sáng giúp xương chắc khỏe

    Thức uống buổi sáng như sữa nghệ ấm, nước cam tươi, trà chanh gừng, sinh tố sữa và hạnh nhân cung cấp canxi, vitamin D, chất chống viêm, rất quan trọng với sức khỏe xương. Duy trì hệ xương khỏe mạnh là điều rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, nhất là khi…

  • 6 món súp giúp nhanh khỏi cảm cúm

    Các món súp làm từ nghệ, gừng, cà chua, húng quế, nước dùng xương chứa nhiều thành phần giúp giảm viêm và tăng cường miễn dịch tổng thể, mau khỏi cảm cúm. Cảm lạnh, cúm có thể làm suy giảm miễn dịch, gây viêm đau mũi, họng hay phổi. Ngoài dùng thuốc, bổ sung một…

  • Lợi ích bất ngờ khi ăn sầu riêng

    Ăn sầu riêng có thể giúp xương chắc khỏe, giảm trầm cảm, cải thiện giấc ngủ, chống ung thư và lão hóa, hỗ trợ tiêu hóa. Theo BS.CK2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM – Cơ sở 3, sầu riêng chứa vitamin A, B6 và C, axit folic, thiamin, riboflavin,…

  • Lợi ích của cà phê đến sức khỏe tình dục nam giới

    Cà phê có thể cải thiện lưu thông máu, hỗ trợ chức năng cương dương nhưng uống quá nhiều có thể gây căng thẳng và giảm ham muốn. Theo TS.BS.CK2 Trà Anh Duy, Trung tâm Sức khỏe Nam giới Men’s Health, cà phê, chứa caffeine, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục nam…

  • Ông Trump lập ủy ban ‘Giúp người Mỹ khỏe mạnh trở lại’

    Tổng thống Donald Trump thành lập ủy ban “Giúp người Mỹ khỏe mạnh trở lại” để giải quyết các bệnh mạn tính, do Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Robert F. Kennedy Jr. chủ trì. Quyết định được đưa ra ngày 14/2, chỉ vài giờ sau khi Thượng viện phê chuẩn ông Kennedy làm…

  • Cách điều trị bệnh lý hô hấp ở trẻ thời điểm giao mùa

    Hầu hết trẻ bị viêm hô hấp có thể điều trị tại chỗ và khỏi bệnh sau 7-10 ngày, quan trọng là tuân thủ phác đồ trị liệu của bác sĩ, kết hợp vệ sinh mũi họng hàng ngày. Các bệnh viêm đường hô hấp như viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi… bùng phát…

  • WHO kêu gọi dán nhãn ‘cảnh báo ung thư’ trên bao bì rượu

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị chính phủ các nước dán nhãn cảnh báo rõ về nguy cơ ung thư trên bao bì rượu bia, tương tự bao bì thuốc lá. WHO cho rằng việc dán nhãn cảnh báo sẽ giúp người tiêu dùng nhận thức rõ hơn về mối liên hệ…